Trường: MN Tân Định KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GV dạy: Chu Thị Thanh thảo Chủ đề nhánh: Tôi là ai
Lớp: Lá 2 Hoạt động ngoài trời
Ngày dạy: 24/03/2025 Đề tài: Bé đội mũ bảo hiểm đúng cách
I. Mục đích – Yêu cầu:
Trẻ biết tác dụng của mũ bảo hiểm và nắm vững các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách. Trẻ thực hiện thành thạo các thao tác đội mũ bảo hiểm đúng cách. Trẻ thực hành kỹ năng quan sát, so sánh và nhận xét về cách đội mũ bảo hiểm của bạn. Trẻ thực hiện thành thạo các bước đội mũ bảo hiểm. Giáo dục trẻ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II.Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Trống lắc, một nón bảo hiểm
* Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một nón bảo hiểm, 2 cột đèn giao thông, 4 xe đạp, đồ chơi vận động, 4 vòng thể dục, 4 mũ chóp, phấn, đất nặn.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Ổn định trẻ trước khi ra sân
- Giới thiệu khu vực hoạt động ngày hôm nay
- Dạo chơi: Trẻ cùng cô đi dạo chơi, vừa đi vừa đọc các bài đồng dao, cô hỏi trẻ về thời tiết sau đó giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Bé đội mũ bảo hiểm đúng cách
- Đến vị trí quan sát, cô hỏi trẻ về đồ dùng của cô.
- Cô mời 2 trẻ lên đội mũ bảo hiểm theo cách của mình.
- Cô hỏi:
+ Hai bạn vừa làm gì?
+ Khi nào các con cần đội mũ bảo hiểm?
+ Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe?
+ Các con có nhận xét gì về cách đội mũ bảo hiểm của hai bạn?
- Vừa rồi hai bạn đã biết cách đội nón bảo hiểm, tuy nhiên chưa thực hiện đầy đủ các bước. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn cho các con các bước đội nón bảo hiểm đúng cách nha!
- Cô hướng dẫn: Đội mũ bảo hiểm đúng cách.
+ Bước 1: Cầm nón bảo hiểm đội nên đầu sao cho mép mũ chạm lông mày. (Chọn mũ vừa đầu, để mũ không bị quá rộng hoặc quá chật gây khó chịu và không đảm bảo an toàn.)
+ Bước 2: 2 tay cầm vào 2 khuy cài trên dây mũ và cài khuy vào nhau. Khi nghe tiếng tách là lúc đó khuy đã đóng chặt.
+ Bước 3: Kiểm tra lại quai mũ bằng cách dùng 2 ngón tay để vào giữa cằm và quai mũ vừa vặn là được.( nếu dây rộng có thể nhờ bố mẹ sửa lại cho vừa để đảm bảo an toàn)
+ Tháo mũ: Hai tay cầm quai mũ dùng ngón tay trái và ngón tay trỏ của một tay bóp nhẹ vào nút khóa, tay kia rút chốt khóa ra.
- Cả lớp thực hiện đội mũ bảo hiểm theo nhóm.
- Cô quan sát, động viên và gợi ý cho những trẻ chưa thực hiện được.
3. Hoạt động 3:Trò chơi: Chung sức
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Trẻ chia làm bốn đội đứng trước vạch mực, khi có hiệu lệnh bắt đầu, bốn bạn đứng đầu hàng đi qua cầu, chui qua vòng lên lấy nón bảo hiểm đội đúng cách rồi tháo ra, sau đó chạy về chạm tay bạn để bạn lên chơi cứ như vậy cho đến khi kết thúc bài hát, đội nào có bạn đứng cuối hàng thực hiện xong trước sẽ thắng.
+ Luật chơi: Khi đi chui qua vòng không chạm vòng
- Trẻ chơi 1 - 2 lần, khuyến khích động viên trẻ sau mỗi lần chơi.
- Cô nhận xét trẻ chơi.
*Chơi tự do
- Cô giới thiệu các đồ chơi nhắc nhở trẻ chơi trật tự, không giành đồ chơi với bạn, không chạy nhảy xô đẩy lẫn nhau.
- Trẻ chơi tự do với các đồ chơi cô chuẩn bị sẵn (phấn, đất nặn, boling, đồ chơi vận động). Tham gia giao thông trên mô hình đường bộ.
- Trò chơi dân gian: kéo co
- Cô quan sát trẻ, động viên trẻ chơi trật tự (cháu chơi, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi)
Gần hết giờ chơi, cô thông báo cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi