Tuyên Truyền Vệ Sinh ATTP Trong Trường Mầm Non

Thứ hai - 11/12/2023 12:15
PHÒNG GDĐT TX BẾN  CÁT
TRƯỜNG MẦM NON TÂN ĐỊNH

 
BÀI TUYÊN TRUYỀN
VỆ SINH ATTP TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 
Thời gian: Ngày 14 tháng 11 năm 2023.
Địa điểm: Trường Mầm Non Tân Định
Hình thức tuyên truyền: bảng tin nhà trường.

 
1
                Như chúng ta đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội và nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại trường mầm non. Chất lượng VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Với ngành giáo dục, trong đó bậc học mầm non có trách nhiệm lớn vì công việc VSATTP có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và trẻ em mầm non. Cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non ớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng đầy đủ và nếu bị ngộ độc thực phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn.
               Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được Nhà trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%. Mỗi ngày trẻ được ăn tại trường, với thực đơn được thay đổi hàng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với cha mẹ trẻ để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
             Để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; đội ngũ nhân viên nhà bếp đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp như; treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên truyền của nhà trường,… để cha mẹ trẻ cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ.
äTổ chức bếp ăn ở trường
              Bố trí bếp ăn theo nguyên tắc một chiều: bảo đảm thực phẩm sống  không để lẫn với thực phẩm chín để giảm thiểu sự nhiễm bẩn thực phẩm và giúp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
             Khu vực bếp phải bố trí riêng, không chung với khu sinh hoạt của trẻ
            Có cửa ngăn cách giữa khu vực bếp với khu vực sinh hoạt của trẻ  Phương tiện, dụng cụ chứa đựng thực phẩm cần được che, đậy để chống côn trùng.
 
2

åĐỐI VỚI KHU VỰC ĂN UỐNG
3


              Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh;
              Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ  khô;
              Phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên bảo đảm sạch sẽ;
              Có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, gián, côn trùng và động vật gây  bệnh;
              Có bồn rửa tay, nhà vệ sinh; có dụng cụ chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm kín, có nắp đậy và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
 ƒNGƯỜI LÀM VIỆC TẠI BẾP ĂN, CĂN TIN
             Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an  toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
             Người trực tiếp chế biến thức ăn phải bảo đảm các yêu cầu về vệ  sinh như: mặc trang phục riêng, đội mũ, đeo găng tay, khẩu trang; móng tay sạch sẽ, không đeo đồ trang sức khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh; không khạc nhổ trong khu vực chế biến, nấu ăn.

 
4


HƯỚNG DẪN KIỂM THỰC BA BƯỚC
         Bước 1: Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn
         Kiểm tra về chủng loại và giấy tờ đi kèm đối với mỗi loại sản phẩm (chứng  nhận về nguồn gốc, xuất xứ, hợp đồng mua bán, hóa đơn và các giấy tờ khác có liên quan). Nội dung cụ thể như sau:
Loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh: tên thực phẩm, khối lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật; thông tin trên nhãn sản phẩm (tên sản phẩm, nhà sản xuất, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, quy cách đóng gói, khối lượng, yêu cầu bảo quản)...
        Loại thực phẩm bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm: tên sản phẩm khối lượng, kiểm tra nhãn sản phẩm (tên sản phẩm, cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất, lô sản xuất, ngày sản xuất, thời hạn sử dùng, quy cách đóng gói, khối lượng, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu bảo quản). Khi cần, kiểm tra các giấy tờ liên quan đến sản phẩm (Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm...).
 Bước 2: Kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn
            1. Kiểm tra điều kiện vệ sinh tại cơ sở từ thời điểm bắt đầu sơ chế, chế biến cho đến khi thức ăn được chế biến xong:
         Người tham gia chế biến: trang phục, mũ, găng tay, trang sức...
Trang thiết bị dụng cụ chế biến: sử dụng dụng cụ chế biến, chứa đựng thực  phẩm sống và chín, nơi để thực phẩm chín và sống...
          Vệ sinh khu vực chế biến và phụ trợ: sàn nhà, thoát nước, thùng rác...
         Đánh giá cảm quan món ăn sau khi chế biến: trong quá trình sơ chế, chế biến,  nếu phát hiện nguyên liệu, thức ăn có biểu hiện khác lạ (màu sắc, mùi vị...) cần  được kiểm tra, đánh giá và loại bỏ thực phẩm, thức ăn và ghi rõ biện pháp xử lý.
Ghi chép ngày giờ bắt đầu và kết thúc chế biến của từng món ăn.
Các thông tin kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn (Bước 2) được ghi vào Mẫu số 2, Phụ lục 1: Mẫu biểu ghi chép kiểm thực ba bước.
Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn
            Kiểm tra việc chia thức ăn, khu vực bày thức ăn
           Kiểm tra các món ăn đối chiếu với thực đơn bữa ăn.
           Kiểm tra vệ sinh bát, đĩa, dụng cụ ăn uống.
           Kiểm tra dụng cụ che đậy, trang thiết bị phương tiện bảo quản thức ăn (đối với thực phẩm không ăn ngay hoặc vận chuyển đi nơi khác).
         Đánh giá cảm quan về các món ăn, trường hợp món ăn có dấu hiệu bất  thường hoặc mùi, vị lạ thì phải có biện pháp xử lý kịp thời và ghi chép cụ thể.
         Các thông tin kiểm tra trước khi ăn (Bước 3) được ghi vào Mẫu số 3,
Phụ lục 1: Mẫu biểu ghi chép kiểm thực ba bước.
 LƯU MẪU THỨC ĂN
 Điều 6. Dụng cụ lưu mẫu thức ăn
       Dụng cụ lưu mẫu thức ăn phải có nắp đậy kín, chứa  được ít nhất 100 gam đối với thức ăn khô, đặc hoặc 150 ml đối với thức ăn lỏng.
       Dụng cụ lấy mẫu, lưu mẫu thức ăn phải được rửa sạch và tiệt trùng trước khi sử dụng.
 Điều 7. Lấy mẫu thức ăn
          Mỗi món ăn được lấy và lưu vào dụng cụ lưu mẫu riêng và được niêm phong. Mẫu thức ăn được lấy trước khi bắt đầu ăn hoặc trước khi vận chuyển đi nơi khác. Mẫu thức ăn được lưu ngay sau khi lấy.
⁕Lượng mẫu thức ăn:
ØThức ăn đặc (các món xào, hấp, rán, luộc...); rau, quả ăn ngay (rau
sống, quả tráng miệng...): tối thiểu 100 gam.
ØThức ăn lỏng (súp, canh...): tối thiểu 150 ml.
3. Thông tin mẫu lưu:
Các thông tin về mẫu thức ăn lưu được ghi trên nhãn (theo Mẫu số 4 Phụ  lục 2: Mẫu biểu lưu mẫu thức ăn và hủy mẫu thức ăn lưu) và cố định vào dụng cụ lưu mẫu thức ăn.
 Điều 8. Bảo quản mẫu thức ăn lưu
Mẫu thức ăn được bảo quản riêng biệt với các thực phẩm  khác, nhiệt độ bảo quản mẫu thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C.
Thời gian lưu mẫu thức ăn ít nhất là 24 giờ kể từ khi lấy mẫu thức ăn.
Khi có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm hoặc có yêu cầu của cơ quan quản lý thì không được hủy mẫu lưu cho đến khi có thông báo khác.
Thời gian lấy và thời gian huỷ mẫu lưu theo Mẫu số 5 Phụ lục 2: Mẫu biểu lưu mẫu thức ăn và hủy mẫu thức ăn lưu.
Nghị định 155/ 2018/NĐ-CP
 
5

sNếu cơ sở không lưu mẫu và thực hiện sổ kiểm thực 3  bước, được không?
            sNếu cơ sở không lưu mẫu và thực hiện sổ kiểm thực 3  bước, được không?
 
   

                                        

                                                                                                             Tân Định, ngày 14 tháng  11  năm 2023
                     Duyệt P.Hiệu trưởng                                                                            Nhân viên Y tế
 
 
                           Lê Thị Dung                                                                               Phạm Thị Thuý An


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Liên hệ với chúng tôi

Phòng tiếp đón


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,774
  • Tháng hiện tại27,768
  • Tổng lượt truy cập210,048
Ảnh quảng cáo bên trái
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây